Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đem lại lợi ích lớn cho ngành xuất khẩu nông sản nước ta. Vậy để xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật bản cần có những tiêu chuẩn gì.
Nhật Bản thị trường tiềm năng cho vải thiều Việt Nam
Nhật Bản hiện đang là một trong những thị trường trọng điểm cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Có rất nhiều mặt hàng nông sản đã có mặt tại thị trường khó tính này như: chuối, sầu riêng, thanh long, vải thiều….Việc xuất khẩu được mặt hàng nông sản sang Nhật Bản giúp mang lại nguồn thu lớn giúp ngành nông nghiệp trong nước phát triển.
Theo chúng tôi tìm hiểu Nhật Bản cũng trồng được vải thiều nhưng chỉ sản lượng hàng năm chỉ đạt 5% so với nhu cầu tiêu thụ. Lý do chính bởi thời tiết tại đây không phù hợp để loại cây trồng phát triển. Người dân Nhật Bản rất thích trái cây có vị ngọt như vải thiều. Vì thế mà nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này cực lớn. Và Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam…là những nước cung cấp trái vải thiều cho thị trường Nhật Bản.
Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản. Sau đó chúng ta nhanh chóng chiếm hơn 10% thị trường tiêu thụ vải của nước này. Với việc xuất phát ở vị trí thứ 3 đã đủ để cho thấy tiềm năng của việc xuất khẩu vải sang Nhật Bản là rất lớn. Năm 2024 dự kiến sẽ là một năm bùng nổ cho trái vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
3 tiêu chuẩn cần đạt nếu muốn xuất khẩu vải thiều sang nhật bản
Nhật Bản một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Châu Á. Tuy nhiên thị trường này cũng khá nổi tiếng và khắt khe trong những yêu cầu nhập khẩu nông sản từ các nước. Dưới đây là 3 tiêu chuẩn cần có của trái vải thiều.
Xét về độ chín của vải thiều
Khi thu hoạch, vải thiều đạt chất lượng chín đồng đều, thịt quả chín và mang theo hương vị đặc trưng của quả. Vải cần có vị ngọt đậm đà, tươi ngon mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan có trong phần dịch của quả vải không thấp hơn 17%.
Vải không có mùi vị kì lạ, nhìn vẻ bề ngoài vỏ cần tươi sáng, đều màu, màu tiêu chuẩn sẽ là màu ửng hồng.
Hình dáng vải thiều
Ngoài về độ chín, chất lượng sản phẩm mà hình dàng vải thiều cũng cần đạt tiêu chuẩn nhất định. Vải đạt độ tươi nhất định, đầy đặn và không có dấu hiệu bị dập nát do va đập. Đồng thời về màu sắc, độ dài của cuống cũng cần tuân thủ theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
Để giúp cho vải thiều được tươi lâu, đạt tiêu chuẩn sau quá trình vận chuyển đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đóng gói mặt hàng này khi xuất khẩu. Vải thiều cần được chia vào các túi nhỏ và đóng gói trong các thùng bìa carton.
Khối lượng của quả vải
Tùy theo từng đơn hàng mà khối lượng của quả vải sẽ có sự điều chỉnh. Thông thường các hợp đồng mua bán sẽ yêu cầu đường kính của quả không nhỏ hơn 25mm. Số lượng quả trong 1kg là 25-30 quả. Độ ngọt trên 18 độ và phần cuống không dài quá 5mm.
Phần cuống cũng cần được xử lý một cách tỉ mỉ nhằm hạn chế các vi khuẩn nấm mốc từ cuống xâm nhập làm ảnh hưởng chất lượng của quả vải.
Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhật Bản là một đất nước chú trọng đến sức khỏe của người dân. Do vậy mọi sản phẩm ở đây đều được kiểm định khắt khe trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các vùng trồng vải thiều cần đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế như VietGap.
Có thể thấy để xuất khẩu vải thiều ra thị trường Nhật Bản không hề đơn giản. Các vùng trồng vải thiều cần chú trọng đến các tiêu chuẩn trên để cho ra những trái vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có như vậy mới tăng giá trị của loại quả này. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhật Bản đang có nhu cầu kết nối, nhập khẩu trái vải thiều tận vườn.