XUẤT KHẨU BỘT NGHỆ – TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TINH BỘT NGHỆ

Xuất khẩu bột nghệ một trong những hoạt động thương mại quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và gia vị của ngành nông sản Việt Nam. Vậy thủ tục xuất khẩu tinh bột nghệ gồm những bước nào. Hãy cùng  tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lợi thế của sản phẩm tinh bột nghệ Việt Nam

Lợi thế của sản phẩm tinh bột nghệ Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng nghệ lớn nhất thế giới, với hơn 50.000 ha. Nghệ rất phù hợp với đất của Việt Nam được trồng ở khắp các vùng miền của Việt Nam, nhưng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông… Sản phẩm nghệ Việt Nam được đánh giá cao về mặt chất lượng, hàm lượng curcumin cao, từ 3-5%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tinh bột nghệ của Việt Nam đạt 9,8 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Âu.

Ngoài ra, các thị trường mới nổi như Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh cũng có tiềm năng lớn cho tinh bột nghệ do có sự gia tăng dân số, thu nhập và sự quan tâm đến các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ.

Ngoài ra tinh bột nghệ được xem như là một thực phẩm tự nhiên và hữu cơ rất tốt cho sức khỏe. Không những thế nó còn được dùng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và chế biến thực phẩm. Vì lý do đó mà ngành xuất khẩu bột nghệ đã và đang là một thị trường tiềm năng. Giúp mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu bột nghệ gia vị

Có thể thấy bộ nghệ đã và đang được ứng dụng trong cuộc sống trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vì thế xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường quốc tế đang mở cửa lớn rất. Để đảm bảo việc xuất khẩu đạt hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xuất khẩu, đăng ký tờ khai hải quan, xác định mã HS của sản phẩm và tuân thủ đúng đầy đủ của các quốc gia nhập khẩu.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu bột nghệ gia vị

Chuẩn bị hồ sơ hải quan 

Bước chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): Đây là tài liệu quan trọng xác nhận giao dịch mua bán, cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, giá trị, và mô tả hàng hóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hải quan và thanh toán.
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa): Tài liệu này chi tiết hóa về cách hàng hóa được đóng gói, số lượng gói, kích thước, và trọng lượng. Điều này giúp quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển và giúp hải quan kiểm tra dễ dàng.
  • Sales Contract (hợp đồng thương mại): Là bản ghi chính thức về các điều khoản và điều kiện của giao dịch mua bán. Hợp đồng này xác định quyền và trách nhiệm của cả hai bên và là cơ sở pháp lý quan trọng.
  • Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Điều này là một chứng chỉ xác nhận rằng cơ sở sản xuất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  • Phytosanitary Certificate (kiểm dịch thực vật): Chứng chỉ này xác nhận rằng hàng hóa không mang theo các loại dịch bệnh thực vật có thể gây hại cho cây trồng và môi trường địa phương.
  • C/O form B, C/O form AK, C/O form D,… (Giấy chứng nhận xuất xứ): Đây là các tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp quyết định áp dụng thuế nhập khẩu và các ưu đãi thương mại.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên mới chứng minh được tính minh bạch, chính ác và pháp lý của giao dịch mua bán sản phẩm này. Có như vậy mới thông quan hải quan một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Mã HS và thuế xuất khẩu bột nghệ gia vị

Mã HS Code cho bột nghệ: 09103000

  • Thuế xuất khẩu: 0%
  • Thuế VAT: 0%

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tham khảo chính sách quản lý hàng hóa của nước nhập khẩu để bổ sung đầy đủ thông tin, yêu cầu cụ thể đối với mặt hàng này.

Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật bột nghệ

Tinh bột nghệ xuất khẩu cần được kiểm dịch thực vật một cách cụ thể trước khi xuất khẩu. Và hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật sản phẩm này gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Sales Contract (hợp đồng thương mại)
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Quy trình kiểm dịch thực vật bột nghệ:

Kiểm dịch thực vật được tiến hành trước khi làm thông quan xuất khẩu. Căn cứ theo Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiểm dịch thực vật được diễn ra theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật bột nghệ

Tối thiểu 24 giờ trước ngày xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trên cổng một cửa.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp  hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra hàng hóa và cấp chứng nhận

Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra hàng hóa. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo với lý do cụ thể.

Thủ tục xuất khẩu mặt hàng tinh bột nghệ ra thị trường quốc tế

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan, thủ tục đăng ký kiểm dịch thực phẩm. Doanh nghiệp bắt đầu quy trình xuất khẩu mặt hàng nghệ ra thị trường quốc tế như sau:

Thủ tục xuất khẩu mặt hàng tinh bột nghệ ra thị trường quốc tế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ nêu trên

Trước khi bắt đầu quá trình xuất khẩu, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các tài liệu quan trọng đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bao gồm Commercial Invoice, Packing List, Sales Contract, Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Phytosanitary Certificate, và Giấy chứng nhận xuất xứ.

Bước 2: Nộp tờ khai hải quan lên cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp tờ khai hải quan lên cơ quan hải quan có thẩm quyền. Tờ khai này sẽ chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị, nguồn gốc, và các thông tin quan trọng khác.

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai theo luật hiện hành

Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tờ khai hải quan và so sánh thông tin với các văn bản hỗ trợ khác. Các bước kiểm tra này nhằm đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định hải quan và pháp lý.

Bước 4: Phân luồng tờ khai hải quan

Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, tờ khai hải quan sẽ được phân loại vào các luồng khác nhau như xanh, vàng, hoặc đỏ. Mỗi loại luồng sẽ đòi hỏi các thủ tục tiếp theo khác nhau.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Nếu tờ khai hải quan được chấp nhận và thông quan, doanh nghiệp có thể tiếp tục với quá trình vận chuyển hàng hóa. Cơ quan hải quan sẽ cấp Giấy thông quan, cho phép hàng hóa rời cảng và nhập khẩu vào quốc gia đích.

Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu gia vị tinh bột nghệ

Nhằm đảm bảo việc lưu thông hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng chính xác. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hải quan nhanh chóng gồm:

  • Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ: cần đảm bảo rằng hồ sơ xuất khẩu của bạn đáp ứng đầy đủ chính xác theo yêu cầu của người nhập khẩu. Lưu ý rằng mỗi nước sẽ có một yêu cầu khác nhau.
  • Cần nắm vững chính xác quản lý hàng hóa và yêu cầu của nước nhập khẩu. Có hiểu và nắm rõ mới giúp doanh nghiệp bạn chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu.
  • Trong quá trình vận chuyển, hãy liên lạc với cơ quan hải quan, đại lý vận chuyển và đối tác kinh doanh để đảm bảo thông tin được chuyền đại đúng và đồng bộ giữa các bên.
  • Theo dõi các bước thực hiện trong quá trình xuất khẩu, từ khai báo hải quan đến thông quan hàng hóa. Điều này giúp bạn phát hiện sớm và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese