Là một đất nước có lợi thế về địa lý, khí hậu và đa dạng sinh học. Việt Nam cho ra đời rất nhiều gia vị quý, chất lượng có hương vị đặc trưng khác biệt với sản phẩm cùng loại trên thế giới. Vì những lý do đó mà ngành xuất khẩu gia vị đã và đang là một ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên để phát triển ngành hơn nữa đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự nhạy bén và những lợi thế trong việc xuất khẩu gia gia vị ra thị trường Quốc Tế.
1. Tìm hiểu về tầm quan trọng trong xuất khẩu gia vị
Theo Hiệp hội Gia vị Thế giới (WSSA), hiện có khoảng 109 loại gia vị được sử dụng trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại tạo ra một loại gia vị riêng tạo ra sự đa dạng về ẩm thực cho từng vùng miền.
Hiện Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập nhu cầu mang các gia vị Việt ra thị trường quốc tế đã và đang mở rộng giúp người nông dân gia tăng chất lượng của cuộc sống.
Theo báo cáo của Transparency Market Research (TMR), giá trị thị trường gia vị toàn cầu ước tính đạt 16,6 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 22,8 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tỷ lệ CAGR khoảng 4% trong giai đoạn 2019-2027.Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam tính đến tháng 11/2022 ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu ước đạt 911,1 triệu USD, tăng 22%; quế ước đạt 267,5 triệu USD, tăng 15%; hồi ước đạt 115 triệu USD, tăng 9%2. Dự báo cả ngành gia vị Việt Nam năm 2022 sẽ đạt trên dưới 1,5 tỷ USD.
Có thể thấy việc xuất khẩu gia vị ra thị trường quốc tế giúp tăng thu nhập cho các doanh nghiệp, người nông dân mà còn quảng bá được hình ảnh của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện nay các mặt hàng gia vị của Việt Nam đã và đang có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu biểu như EU, Mỹ, Nhật Bản…
2. Các lợi ích khi xuất khẩu gia vị đối với doanh nghiệp Việt
Ngoài sự đa dạng về chủng loại và số lượng gia vị luôn sẵn. Còn nhiều lợi ích khác để các doanh nghiệp phát triển lĩnh vực này như:
Tăng doanh thu và lợi nhuận
Gia vị Việt được đánh giá có hương vị riêng không lẫn với các quốc gia khác. Cùng với đó là có thể đáp ứng được số lượng lớn. Do vậy gia vị Việt dễ dàng tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trên thế giới. Sản phẩm có giá thành cao giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
Tận dụng các hiệp định thương mại tự do
Việt Nam hiện đã ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như EVFTA, CPTPP, RCEP… Các FTA này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu gia vị sang các thị trường thành viên. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Chất lượng cao và an toàn sản phẩm
Muốn xuất khẩu các loại gia vị thành công đỏi hòi các doanh nghiệp cần đảm bảo được chất lượng và an toàn sản phẩm theo các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra doanh nghiệp cần chuẩn bị các hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GAP. Và có chứng nhận của các tổ chức uy tín như USDA, EU Organic, Fairtrade, FDA
Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, màu nhân tạo trong sản phẩm gia vị.
Đa dạng thị trường
Các doanh nghiệp trong nước cần khai thác mở rộng các thị trường tiềm năng như: Châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh bên cạnh các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Trung Quốc
Việc mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn khi xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường quốc tế.
3. Tổng hợp các gia vị Việt Nam xuất khẩu phổ biến hiện nay
Theo thống kế Việt Nam có hơn 50 loại gia vị được xuất khẩu hiện nay. Dưới đây là một số loại gia vị xuất khẩu chủ yếu của ngành trong những năm gần đây. Cụ thể như:
Hồ tiêu
Hồ tiêu của Việt Nam có chất lượng cao, hương vị đậm đà, màu sắc đẹp. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học. Hồ tiêu được trồng rất nhiều tại vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Có rất nhiều loại hồ tiêu xuất khẩu ví dụ như: hồ tiêu đen nguyên hạt, hồ tiêu trắng nguyên hạt, hồ tiêu xay, hồ tiêu xanh, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu ngâm dấm… Hiện hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu ở nhiều quốc gia trên thế giới ví dụ như: Châu Á chiếm 50% tỷ trọng, châu Mỹ 21%, EU 20%, châu Phi 7%
Quế
Quế thuộc nhóm thảo dược có vị ngọt đắng, mùi thơm và tính ấm. Quế có nhiều tác dụng khác nhau như kích thích tuần hoàn máu, giảm đường huyết, giảm cholesterol, chống oxy hóa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu quế lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam tính đến tháng 2023 ước tính đạt 260,9 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Quế được xuất khẩu dưới nhiều dạng như quế bột, quế chẻ, quế hàng sáo…Thị trường chính là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc..
Hồi
Tiếp đến là gia vị hồi được xuất khẩu khá là nhiều. Hồi Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao, hương vị đặc trưng, giàu tinh dầu. Các loại hồi xuất khẩu của Việt Nam gồm có: hồi nguyên quả, hồi bột, hồi dầu. Theo thống kê hồi của Việt Nam trong năm 2023 đạt 115 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Gừng
Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm viêm khớp, chống cảm lạnh…Vì thế mà gừng được nhiều nước có mùa đông lạnh nhập khẩu như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… Kim ngạch xuất khẩu gừng của Việt Nam năm 2023 ước đạt 25,8 triệu USD. Các loại gừng xuất khẩu của Việt Nam gồm có: gừng tươi, gừng khô, gừng bột.
Nghệ
Gia vị nghệ, tinh bột nghệ là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tinh bột nghệ của Việt Nam đạt 9,8 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Âu.
4. Điểm qua các thị trường tiêu thụ tiềm năng và cơ hội xuất khẩu gia vị
Có ba thị trường lớn doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình xuất khẩu gia vị. Bao gồm thị trường Châu Âu, thị trường Châu Á và thị trường Bắc Mĩ.
- Thị trường Châu Âu: EU là thị trường tiêu thụ gia vị lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% tổng giá trị nhập khẩu gia vị toàn cầu. EU có nhu cầu cao về các loại gia vị chế biến sâu, gia vị hữu cơ, gia vị pha trộn… Các nước nhập khẩu gia vị lớn nhất trong EU là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan… Việt Nam đã ký kết và thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) từ tháng 8/2020, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan khi mang gia vị sang EU.
- Thị trường Bắc Mỹ: Đây là thị trường tiêu thụ gia vị lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 20% tổng giá trị nhập khẩu gia vị toàn cầu. Khu vực này có nhu cầu cao về các loại gia vị có chứng nhận chất lượng, an toàn và bền vững như USDA Organic, Fairtrade, Rainforest Alliance… Các loại gia vị nhập khẩu chủ yếu của Mỹ là hồ tiêu, quế, gừng, ớt…Bắc Mỹ cũng là một trong những thị trường lớn mà Việt Nam hướng tới trong việc ngành.
- Thị trường Châu Á: Bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ,.. Đây là thị trường có tiêu thụ gia vị lớn, với các loại gia vị nhập khẩu chủ yếu là hồ tiêu, quế, hồi, gừng,..
5. Các yếu tố thành công và chiến lược của ngành
Việc nắm rõ được nhu cầu và xu hướng của khách hàng, các doanh nghiệp cần có những bước phân tích thị trường, phân loại khách hàng và xác định mục tiêu để định vị sản phẩm gia vị sao cho phù hợp.
Các doanh nghiệp cần tạo ra những lô hàng gia vị Việt có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu. Có như vậy hàng hóa mới được thông quan và tạo dựng được sự uy tín đến với nước bạn.
Các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức và các quy định về ngành, các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là những quy định mới hoặc có sự thay đổi. Ngoài ra hãy theo dõi và cập nhật liên tục thông tin từ các nguồn tin chính xác và uy tín từ các website chính thức. Chuẩn bị mọi kiến thức để đáp ứng được nhu cầu một cách đơn giản và tối ưu nhất.
6. Tổng kết
Qua bài viết có thể khẳng định xuất khẩu gia vị là một ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các doanh nghiệp và người nông dân Việt cần kết nối để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hàng hóa sản phẩm cũng như thị trường.